Hotline: 1900 6590

Sống thử tốt hay không tốt?

Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Họ ăn chung, ngủ chung, họ xem đây là một việc làm cần thiết và hữu ích để hiểu rõ về nhau trước khi kết hônTheo như các bạn trẻ hiện tượng sống thử bây giờ là chuyện bình thường, thậm chí có người còn cho rằng bây giờ yêu nhau mà không sống thử thì không gọi là tình yêu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử có thể là do cuộc sống xa nhà, không có cha mẹ ở bên , do thiếu thốn tình cảm. Cũng có thể là do bản thân thích ăn chơi, đua đòi, do lối sống buông  thả. Cũng có thể là do sống thử để tiết kiệm, đẻ có nhiều thời gian bên nhau. Có nhiều bạn trẻ cho rằng xã hội bây giờ việc sống thử là việc bình thường và có quan niệm dễ dãi trong chuyện sống thử.. Cũng có thể là do tính chất tò mò của nhiều bạn trẻ muốn thử cho biết. Sống thử có thể  ở nhiều lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở sinh viên và công nhân đi làm.
Theo thống kê những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng thì tình trạng sống thử diễn ra rất phổ biến, họ xem đây là một việc làm cần thiết và hiểu ích để hiểu rõ về nhau trước khi kết hôn.

Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý và tư vấn tình yêu của chúng tôi thì:

Có thể nói rằng sau khi sống thử mà các cặp đôi có thể đến với nhau và kết thúc bằng một cuộc sống hạnh phúc thì đó quả là một cái kết có hậu nhất và chắc rằng sẽ không có quá nhiều người phản đối việc sống thử trước hôn nhân làm gì. Đơn giản vì đó là cái kết mà tất cả các cặp đôi sống thử đều mong muốn. Cũng có những đôi trai gái cho rằng sống thử là một việc cần thiết trước hôn nhân, là tiền đề để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nếu hợp thì cưới không hợp thì chia tay, không sao cả vì chung sống với nhau là do cả hai tự nguyện.
Một hậu quả mà không một người nào sống thử mong muốn đó là có thai ngoài ý muốn. Chịu trách nhiệm ư? Có bao nhiêu người có khả năng chịu trách nhiệm về những hành  động của mình khi mà chính bản thân mình còn phải cha mẹ nuôi? Hay chịu trách nhiệm bằng việc cưới vội, cưới gấp? Hay là bằng việc nạo hút thai? Có biết bao nhiêu sinh linh bé bỏng, vô tội  lẽ ra các em phải được yêu thương, quan tâm mà chỉ vì lối sống ích kỉ của người lớn các em đã bị mất đi sự sống của mình khi chưa được biết mặt cha mẹ? Đến các bệnh viện không khó để ta có thể băt gặp những bạn nữ còn rất trẻ một thân một mình đến khám thai, có thể nhìn thấy sự lo lắng trên khuôn mặt của các bạn ấy. Tình trạng sống thử ở Việt Nam đặc biệt là sống thử trong sinh viên ngày càng gia tăng và giờ đây đang trở thành vấn đề đáng báo động trong giới trẻ. Sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi trung bình cả nước mỗi năm có khoảng 300000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70%. Riêng tại Hà Nội tỉ lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 30% dân số trong khi đó tỉ lệ nạo phá thai chiếm tên 22%. 
Nhưng sống thử không còn để lại những hậu quả nặng nề hơn nhiều. Cứ cho rằng xã hội hiện đại người ta không quan tâm đến truyện trinh tiết đi, vậy thử hỏi có bao nhiêu người con trai chấp nhận yêu một người con gái không còn trinh tiết? Có bao nhiêu tình yêu chỉ vì biết bạn gái của mình không còn trinh tiết mà dẫn đến chia tay? Có người con trai nào dám đảm bảo là khi yêu người con gái và lấy người con gái không còn trinh tiết về làm vợ mà cả một cuộc đời sẽ không xúc phạm đến danh dự của vợ mình? Chắc là có nhưng liệu được bao nhiêu người? Hàng ngày vẫn có không biết bao nhiêu cô gái viết tâm sự gọi điện đến các chuyên gia tâm lí xin lời khuyên, than khóc thậm chí là còn có những ý định như tự tử vì bị người yêu, chồng mình ruồng bỏ, xúc phạm đấy thôi. Những lúc như thế này người ta có bao giờ cảm thấy hối hận vì mình đã sống thử?
Hậu quả của sống thử còn làm cho không biết bao nhiêu người phụ nữ không có khả năng làm mẹ sau này chỉ vì trong quá khứ đã từng nạo hút thai. Làm mẹ đó là khao khát của hầu hết tất cả những người phụ nữ khi đã lâp gia đình? Vậy thử hỏi người ta sẽ thế nào nếu biết mình không thể sinh con? Đó là áp lực tâm lí rất lớn đối với bất kì người phụ nữ nào, và đó có lẽ là cái kết đáng buồn nhất của việc sống thử. Những tổn thương về tâm lí trở thành áp lực, trở thành nỗi lo sợ và bị ám ảnh của bất kì người phụ nữ nào và còn bất hạnh hơn nếu người phụ nữ ấy không nhận được sự san sẻ, động viên của người thân, của cha mẹ mình. Đó là tâm trạng của những người yếu đuối sau khi trải qua sống thử, thế còn những người mạnh mẽ thì sao? Những người mạnh mẽ họ vẫn cố gắng sống tốt, cố gắng hòa nhập với xã hội cộng đồng nhưng ai dám chắc là trong cuộc đời của họ chưa một lần bị những quá khứ ám ảnh?
Bài viết hay:
Sống thử nên hay không? Đây là một câu hỏi rất khó để có câu trả lời và nó phụ thuộc vào cách suy nghĩ cách sống của mỗi người. Nó không có câu trả lời tuyệt đối được vì sống thử là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng có một thực tế mà ai cũng phải công nhận là hậu quả của việc sống thử để lại là không thể lường trước được. Và nếu xem qua các diễn đàn, các phương tiện truyền thông như internet, báo, đài thì các ý kiến không đồng tình là chiếm đa số.
Vậy các bạn trẻ trước khi quyết định sống thử hãy suy nghĩ thật kĩ. Tại sao chúng ta không sống thật mà lại phải sống thử? Tại sao chúng ta phải mang cả cuộc đời của mình ra thử, ra nháp?
Hãy quyết định thật sáng suốt để sau này khi lập gia đình chúng ta không phải hối hận, chứ đừng vì những nhu cầu về tình cảm, hay vì tiết kiệm chi phí, hay là vì một lí do nào khác để biện minh cho hành động sống thử của mình. Hãy sống sao để sau này khi nghĩ lại về quá khứ ta không phải hối hận khi nghĩ về những việc mình đã làm trong quá khứ mà thấy hạnh phúc khi nghĩ về nó.
Mọi thắc mắc xin gửi về tư vấn tâm lý Linh Tâm, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và giúp đỡ các bạn vượt qua mọi khó khăn
Thân mến
Share this article :

Đăng nhận xét