Hotline: 1900 6590

NÓI GÌ VỚI TRẺ TRƯỚC KHI BỐ MẸ LY HÔN?

NÓI GÌ VỚI TRẺ TRƯỚC KHI BỐ MẸ LY HÔN?

Ly hôn là vấn đề đau đầu của bố mẹ và ảnh hưởng không nhỏ tới con cái. Dù phản ứng của trẻ tùy thuộc vào độ tuổi, tính cách và môi trường gia đình nhưng nhiều trẻ vẫn cảm thấy buồn bã, hụt hẫng và hoang mang.
Tuy nhiên, bố mẹ có thể giúp con mình trong thời gian ly hôn. Để giảm căng thẳng cho trẻ trong giai đoạn khó khăn này, bố mẹ cần kiên nhẫn và trả lời một cách cởi mở và thẳng thắn những quan tâm và thắc mắc của trẻ.
Điều tồi tệ nhất trong thời gian chờ đợi ly hôn là bố mẹ giữ mối quan hệ thù hằn. Mâu thuẫn giữa bố mẹ, cho dù chia tay, ly hôn hay vẫn còn bên nhau, đều có thể gây stress cho con và điều này ảnh hưởng đến ký ức tuổi thơ của chúng.


NÓI GÌ VỚI TRẺ TRƯỚC KHI BỐ MẸ LY HÔN?
Để con trẻ hiểu hơn
Khi biết rõ ly hôn là điều tất yếu, bố mẹ nên nói chuyện với con về quyết định sống riêng của mình. Dù nói chuyện này với bọn trẻ không dễ dàng gì mấy nhưng nếu có thể, cả bố lẫn mẹ đều nên có mặt khi trao đổi chuyện này cùng con. Và quan trọng hơn là hãy dẹp bỏ ngay những cơn giận dữ, những câu trách móc trong cuộc chuyện trò.
Khi bố mẹ ly hôn, hầu hết bọn trẻ đều cho rằng mình có lỗi. Vì thế, bố mẹ nên giải thích nhẹ nhàng và khẳng định một cách chắc chắn rằng trẻ không phải là lý do chia tay giữa bố và mẹ.
Hãy nói cho con biết về những thay đổi trong cuộc sống của con trong thời gian tới. Hãy nhớ rằng trẻ con không cần biết từ đầu tới cuối cả câu chuyện. Cái chúng cần là biết cuộc sống của mình sẽ thay đổi ra sao.

Bài viết đang được quan tâm hiện nay:

Với những trẻ còn quá nhỏ, tốt nhất hãy nói một cách đơn giản, như “Mẹ và bố sẽ sống trong hai căn nhà khác nhau để khỏi gây gỗ, nhưng cả bố lẫn mẹ đều yêu thương con rất nhiều và sẽ cố giúp con vượt qua được chuyện này”.
Những trẻ lớn hơn (thuộc lứa tuổi teen) có thể chất vấn và đưa ra hàng đống câu hỏi về những gì chúng nghe được từ những lần đấu khẩu của bố mẹ. Với trẻ độ tuổi này, bố mẹ nên giải thích cụ thể và rõ ràng cho con hiểu câu chuyện và khẳng định rằng dù sống riêng nhưng họ vẫn yêu thương và quan tâm con.
Duy trì thói quen trong cuộc sống
Giữ những thói quen trong cuộc sống như trước ly hôn là điều nên làm, bao gồm giờ ăn, các quy tắc ứng xử và kỷ luật trong gia đình. Nếu trong nhà không còn tiếng cười đùa, nhất là trong thời gian xảy ra biến cố này, trẻ có xu hướng cảm thấy bất an. Do vậy, điều cần thiết là bố mẹ phải đối xử và thật sự yêu thương con cái như trước kia. Những lời thương yêu và những cái ôm siết chặt thực sự có tác dụng xoa dịu những lo lắng của trẻ.
Ly hôn là cơn khủng hoảng đối với cả gia đình. Nhưng nếu cả bố và mẹ cùng nhau giữ hòa khí vì lợi ích của con cái, gia đình vẫn sẽ giữ được “lửa” cho dù cuộc sống gia đình sắp bước sang một trang mới.

Có thể bạn sẽ quan tâm đến:

Sau đây là những quy tắc vàng cho gia đình ly hôn:
Tự chữa nỗi đau: Nếu bố mẹ có thể tự điều chỉnh, con cái sẽ bắt chước điều đó. Gia đình có thể nhờ đến sự ủng hộ tinh thần từ bè bạn thân thiết hoặc người thân.
Kiên nhẫn với bản thân và con trẻ: Những tổn hại, mất mát về tình cảm do ly hôn sẽ phải cần thời gian để chữa lành và điều này không phải có kết quả trong một sớm một chiều.
Đẩy lùi stress: Nhờ đến chuyên gia tâm lý hướng dẫn cách giải quyết rắc rối khi thấy con hoặc chính bạn có các dấu hiệu stress.
Tư vấn bởi chuyên gia Linh Tâm. Tư vấn trực tiếp Tâm lý, Tình yêu, Hôn nhân, Giới tính, Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục.
Share this article :

Đăng nhận xét